Phân biệt hàng Refurbished và Brand New là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng khi mua hàng điện tử, không chỉ riêng Việt Nam mà khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, không ít những trường hợp người mua bị nơi bán lừa bán hàng Refurbished với giá Brand New. Vậy hàng Refurbished là hàng gì? Để nhận diện hàng Refurbished thì dựa vào những yếu tố nào? Giá thành chênh lệch ra sao?
Hàng Refurbished là gì?
Hàng Refurbished không phải hàng mới 100%, mà hàng này vì một lý do nào đó phải trả lại cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất sẽ cân chỉnh, sửa chữa, khắc phục các lỗi đó sao cho đảm bảo các thông số kỹ thuật và chất lượng theo qui định. Sau đó các sản phẩm này sẽ được bán ra thị trường với dạng Refurbished.
Xem thêm:
Chọn mua laptop: Phân biệt các dòng CPU Intel
Các lý do hàng trả về hãng có thể liệt kê như sau:
- Hàng do khách hàng trả lại: Một số công ty có chính sách cho khách hàng sử dụng thử 07 đến 30 ngày, nếu trong thời gian đó khách hàng không thích sản phẩm nữa hoặc sản phẩm bị hư hỏng do lỗi nhà sản xuất thì khách hàng có thể trả lại hoặc đổi sản phẩm khác.
- Hàng bị lỗi khi xuất xưởng: Một số sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất (thiếu linh kiện, sai sót trong dây chuyền, linh kiện bị hỏng, thiếu tem, ốc-vít…) được phát hiện khi xuất xưởng, hoặc hàng bị lỗi hàng loạt sau khi tung ra thị trường một thời gian, các sản phẩm này được thu hồi, mang về nhà máy để khắc phục lỗi và kiểm định theo tiêu chuẩn.
- Hàng trưng bày tại các showroom, hội chợ triển lãm, hàng mượn… Các sản phẩm này sẽ được thu hồi về nhà máy.
- Hàng bị trả về do hủy đơn hàng: Vì lý do nào đó mà khách hàng thoái thác đơn hàng, hàng vẫn mới nguyên, tuy nhiên ở một số nước có các qui định ngặt nghèo về sản phẩm Brand New 100% (USA) thì sản phẩm vẫn bị xếp vào tình trạng Refurbished.
- Hàng bị trầy xước trong quá trình vận chuyển: hàng bị móp méo, mất hộp (box), vỡ, nứt…
Như vậy, mặc dù chúng ta gọi là hàng Refurbished nhưng chúng vẫn phải đáp ứng đầy đủ các qui định về mặt chất lượng và kỹ thuật, khác biệt có chăng chỉ là hình dáng bên ngoài có thể cũ đi đôi chút.
Cách phân biệt hàng Brand New và Refurbished
Ở các công ty lớn, uy tín thì việc phân loại hàng Brand New và Refurbished là bắt buộc, vì họ không muốn có sự có sự trà trộn giữa mới và cũ, gây ảnh hưởng đến uy tín công ty. Về giá cả thì tùy vào từng loại mặt hàng, giá cả hàng điện tử giữa Brand New và Refurbished chênh lệch nhau từ 5% đến 25%.
Chúng ta phân biệt hàng Brand New và Refurbished bằng các cách sau:
- Phân biệt bằng dữ liệu: Các thông tin về máy Refurbished sẽ được cập nhật trên database hoặc website để khách hàng có thể tự tra cứu được. Ví dụ tại Web Apple: https://selfsolve.apple.com/agreementWarrantyDynamic.doChúng ta có thể kiểm tra bằng cách gõ IMEI vào và bấm nút kiểm tra, kết quả sẽ trả ra theo dạng: Máy chưa kích hoạt (còn mới chưa dùng), máy đã qua sửa chữa tại Apple, máy nằm trong blacklist (từ chối bảo hành)… http://www7.hp.com/html/hpremarketing/daily.asp?jumpid=re_R295_store/buspurchase-refurbished/computing/price-list,http://store.apple.com/us/browse/home/specialdeals/mac
- Phân biệt in trên vỏ hộp: Các sản phẩm Refurbished sẽ được dán các tem mang dòng chữ refurbished để khách hàng nhận biết khi nhìn vào sản phẩm. Đối với các công ty lớn thì đã rõ ràng, vậy các shop bán hàng, các cửa hàng thì sao? Sẽ có hai trường hợp khách hàng hay gặp phải:
- Mua hàng Refurbished của hãng, bán lại khách hàng với giá Brand New:trường hợp này nếu nhìn bên ngoài thì khá khó khăn với người không chuyên, vì có những trường hợp máy Refurbished nhưng mới gần 100%. Như vậy thiệt thòi sẽ nằm ở phía khách hàng.
- Người bán tự mua hàng cũ, trôi nổi, sau đó tự Refurbished theo tiêu chuẩn cửa hàng và bán giá Brand New.
Như vậy, để tránh mua phải hàng Refurbished với giá Brand New, bạn nên “nằm lòng” một số lời khuyên sau đây để giảm thiểu rủi ro khi mua hàng:
- Hàng rẻ: Đừng vội chọn loại rẻ hơn là tiêu chí quyết định khi mua hàng.
- Kiểm tra thùng hộp: Xem thông tin, hình ảnh trên thùng hộp có được in cẩn thận không, vì các chủ tiệm có thể thay đổi hộp khác để bỏ đi dòng chữ Refurbished, IMEI, Serial Number thân máy và vỏ hộp có trùng khớp với nhau không?
- Kiểm tra toàn bộ hình dáng bên ngoài: Tem IMEI còn mới không, chữ trên tem có rõ nét không, tem Orginal còn nguyên vẹn, tem warranty màn hình còn độ bám dính tốt trên màn hình, kiểm tra trầy xước… Tốt nhất là nên xem nhiều cái cùng lúc để so sánh, vì chắc chắn rằng xác xuất hàng cũ giống nhau như đúc là không cao.
- Kiểm tra các ứng dụng, thông tin cài trong máy: Xem có thông tin cá nhân hay các ứng dụng cá nhân bên trong hay không, nếu có thì… chắc đã có sử dụng qua rồi.
- Kiểm tra phiếu bảo hành hoặc thông tin bảo hành kèm theo máy (nếu có): Phiếu bảo hành có phải đúng là hãng cung cấp không? Thông tin ngày bắt đầu bảo hành có gần với ngày mua máy không (ngày tốt nhất là lúc mua máy hoặc sau ngày mua máy).
- Kiểm tra trên hệ thống website của hãng (như đã đề cập bên trên) xem nội dung thông tin ở hãng có giống với thông tin máy không.
Nguồn: echip