Hướng dẫn cài đặt Driver đầy đủ cho máy tính

Hardware

Mặc dù hiện nay việc cài đặt driver cho máy tính PC, Laptop đã trở nên dễ dàng hơn với mọi người. Nhưng để cài sao cho đầy đủ và chuẩn, không có lỗi vẫn là điều nhiều người quan tâm.

Bởi nếu cài driver không đúng đôi khi có thể gây ra lỗi màn hình xanh trên Windows, hay hiệu suất máy tính bị ảnh hưởng,..

Bài viết này sẽ giúp bạn có cách tải, cài đặt và cập nhật driver đầy đủ cho Laptop và máy tính bàn (PC) dễ dàng hơn.

Driver là gì

Driver hay trình điều khiển thiết bị là một phần mềm máy tính giúp tương tác với các thiết bị phần cứng, giúp hệ điều hành tương tác và sử dụng phần cứng nhất định.

Ví dụ, driver mạng là một chương trình sau khi cài đặt nó sẽ giúp hệ điều hành có thể sử dụng được thiết bị card mạng, để có thể truy cập mạng. Nếu không có nó, hệ điều hành sẽ “không biết cách dùng card mạng” nên bạn không truy cập mạng được,..

Kiểm tra Driver đã cài đủ chưa

Trước khi bắt đầu, bạn nên kiểm tra máy tính có bị thiếu driver gì không, đã cài đầu đủ chưa.

Trên hệ điều hành Windows, bạn vào Start menu => tìm kiếm “device manager”. Công cụ giúp quản lý các thiết bị phần cứng, driver của Windows.

Trong danh sách này, bạn chỉ cần xem có bất kỳ mục nào có ký hiệu dấu chấm than vàng hoặc dấu X màu đỏ không. Nếu có chứng tỏ thiếu driver đó. Nếu không có, tức đã cài đủ driver.

Kiểm tra đã cài driver máy tính đủ chưa

Cài đặt Driver Windows 10 tự động

Đây là cách cài driver đơn giản, cũng như là cập nhật driver dễ dàng nhất mà Góc Info khuyên ban nên làm đầu tiên.

Hiện tại sau khi cài Windows 10 thì đa phần đều có sẵn các Driver cơ bản như: mạng, âm thanh, chuột, bàn phím,.. nên bạn chỉ cần cài và cập nhật driver mới thông qua Windows Update nữa là được.

Mở Settings Windows 10 => Update & Security => Windows Update => chọn Check for updates. Dĩ nhiên bạn sẽ cần kết nối mạng để có thể download và cập nhật driver cũng như và cập nhật Windows luôn.

Cái đặt driver windows tự động

Phương pháp này tuy đơn giản những đôi khi cũng có chút hạn chế. Cụ thế, một số trường hợp sau khi mới cài Windows xong, tùy máy mà có thể không có sẵn driver mạng nên không dùng cách này được. Hoặc đôi khi sử dụng được nhưng Windows Update không tìm thấy đủ driver, nên có thiếu sót

Nếu ở trường hợp không vào mạng được, bạn hãy kéo xuống dưới xem cách cài Driver Offline sau đó quay lại lên đây.

Nếu rơi vào trường hợp thiếu những driver khác (vẫn vào mạng được) bạn xem lại cách kiểm tra driver ở trên xem thiết sót như thế nào. Rồi tiếp tục với cách dưới đây, tương ứng cho Laptop hoặc PC

Cài đặt Driver cho Laptop thủ công

Cài Driver cho Laptop thủ công hay bằng tay là bạn sẽ không dùng Windows Update. Thay vào đó bạn sẽ tự tìm những driver thích hợp với phần cứng Laptop của mình.

Nên trước hết bạn cần xem tên mã sản phẩm máy đang sử dụng. Bằng cách vào Start menu => tìm “system infomation” => xem ở dòng System Model hoặc System SKU.

Xem thông tin Laptop

Tiếp theo truy cập vào trang hỗ trợ download driver cho từng hãng Laptop của mình:

Bạn nhập tên Laptop hay mã sản phẩm vừa xem ở trên vào ô tìm kiếm. Bây giờ chỉ cần tìm những Driver nào còn thiếu và tải về cái đặt. Việc cài đặt Driver từ đây cũng không quá khó khăn, chỉ như cài một phần mềm bình thường.

Cái driver Asus

Cài đặt Driver cho PC thủ công

PC hay Desktop, máy tính bàn thì các hãng sản xuất sẽ hơi khác Laptop nhưng cách cài Driver cũng tương tự. Và trước tiên bạn cũng cần xác định PC đang sử dụng mainboard nào bằng cách tương tự như trên. Nhưng xem dòng BaseBoard Product.

Xem thông tin PC mainboard

Hoặc sử dụng phần mềm CPU-Z (tab mainboard => dòng Model)

Xem thông tin PC mainboard CPU-Z

Tiếp theo hãy truy cập vào trang chủ của hãng sản xuất bo mạch chủ bạn đang dùng:

Nhập vào khung tìm kiếm đúng tên mã sản phẩm của main. Bạn sẽ được chuyển đến trang download Driver hay phần mềm hỗ trợ của hãng. Có những hãng đã có giao diện website tiếng Việt nên điều này cũng dễ sử dụng hơn.

Tải driver hãng ASRock

Với những hãng có công cụ cài Driver tất cả trong 1 (All in One) như ASRock,.. Bạn nên tải bản này để thực hiện một lượt không cần cài từng cái riêng.

Khi download nếu có tùy chọn phiên bản, hãy chọn phiên bản mới nhất, bản Global (toàn cầu) để cài. Cách cài thì cũng như những phần mềm bình thường khác.

Cài Driver Offline

Hình thức cài đặt Driver Offline thích hợp cài đặt cho các thiết bị không có kết nối mạng do thiếu driver.

Bạn có thể sử dụng một máy tính khác vào trang download driver của hãng Laptop hay mainboard. Tìm và tải file cài đặt driver mạng để chép sáng máy tính bị thiếu. Hoặc sử dụng các phần mềm Driver Offline như Easy DriverPack (Wan Driver), Sam Driver, Sky Driver,..

Những phần mềm này mình không thực hiện ở đây. Bạn có thể tự tìm kiếm thêm trên Internet nhé. Do trường hợp thiếu Driver mạng thường rất ít xảy ra với Windows 10, chỉ những máy quá cũ hay Windows cũ thôi.

Lời khuyên là chỉ cần tìm tải một Driver mạng Offline là được. Vào được mạng rồi bạn có thể thực hiện theo các cách ở trên để cài đặt Driver một cách đầy đủ nhất

Lời kết

Cập nhật hay cài đặt Driver tưởng chừng dễ nhưng thật sự là dễ không tưởng phải không. Driver là chương trình quan trọng, vì thế nên cài đầy đủ để có trải nghiệm sử dụng máy tính hiệu quả hơn.

Nguồn: Gocinfo.com

Share: