Khi bạn có ý định mua Laptop để phục vụ nhu cầu học tập, làm việc hay giải trí, sau khi dạo một vòng tham khảo cấu hình chắc chắn sẽ có nhiều bạn tẩu hỏa nhập ma về một rừng cấu hình với những CPU Intel có tên mã khác nhau. Để chọn Laptop có cấu hình phù hợp với nhu cầu, chúng ta cùng tìm hiểu các dòng CPU Intel trên Laptop nhé.
Những dòng CPU trước Intel Core có lẽ hiện tại đã quá cũ nên chúng ta cùng tìm hiểu từ Intel Core i đời đầu nhé.
Xem thêm: Những phần mềm không thể thiếu trên Windows
Phân biệt theo thế hệ CPU (đời CPU)
Hiện tại CPU Intel Core đã được phát triển lên đời thứ 8, với tên gọi lần lượt là: Nehalem, Sandy Bridge, Ivy Bridge, Haswell, Broadwell, Skylake, Kabylake, Kabylake R, mã sản phẩm cũng được đánh số lần lượt từ 2-8 ( Sanday Bridge ~ Kabylake R). Cụ thể các bạn xem ví dụ dưới đây:
Thế hệ CPU | Ví dụ | Chú thích |
Nehalem | Intel® Core™ i7-660UM | Đời đầu mã CPU không được đánh số |
Sandy Bridge | Intel® Core™ i3-2328M | 2XXX được hiểu là Core i thế hệ 2 |
Ivy Bridge | Intel® Core™ i5-3360M | 3XXX được hiểu là Core i thế hệ 3 |
Haswell | Intel® Core™ i7-4900MQ | 4XXX được hiểu là Core i thế hệ 4 |
Broadwell | Intel® Core™ M-5Y71 | 5YXX Từ thế hệ 5 Intel có thêm dòng Intel Core m (mobile devide) |
Intel® Core™ i5-5350U | 5XXX được hiểu là Core i thế hệ 5 | |
Skylake | Intel® Core™ m7-6Y75 | 6YXX là dòng Intel Core m (mobile devide) thế hệ 6 |
Intel® Core™ i3-6100U | 6XXX được hiểu là Core i thế hệ 6 | |
Kabylake | Intel® Core™ m3-7Y32 | 7YXX là dòng Intel Core m (mobile devide) thế hệ 7 |
Intel® Core™ i7-7660U | 7XXX được hiểu là Core i thế hệ 7 | |
Kabylake R | Intel® Core™ i7-8650U | 8XXX được hiểu là Core i thế hệ 8 |
[quangcao]
Mỗi đời CPU đều có các phiên bản Core i 3/5/7 tương ứng với hiệu năng từ thấp đến cao, tất nhiên là số tiền bỏ ra cũng tỷ lệ thuận theo. CPU đời mới hơn sẽ được nâng cấp công nghệ chế tạo, công nghệ mới đi kèm nên tất nhiên sẽ mạnh mẽ hơn đời cũ. Nhưng nó chỉ đúng khi so sánh cùng dòng CPU, chứ đời 6 mà dòng HQ thì mạnh hơn đời 7 mà dòng U nhé. Vậy phân biệt theo dòng sản phẩm bằng cách nào, mời các bạn tiếp tục theo dõi.
Phân biệt theo dòng CPU
Dòng HQ/HK/MQ
Ví dụ: Intel® Core™ i7-7920HQ /Intel® Core™ i7-7820HK/Intel® Core™ i7-4910MQ Processor
Dòng HQ/HK/MQ là dòng CPU dành cho những laptop chơi game, đồ họa hay các công việc cần hiệu suất xử lý cao. Đối với các dòng CPU cho laptop thì chỉ có dòng này được trang bị 4 nhân với 8 luồng xử lý.
Nhược điểm: Vì hiệu suất xử lý vượt trội nên nhiệt độ tỏa ra cũng cao nhất trong các dòng CPU cho laptop, pin sẽ nhanh hết hơn và tiền cũng tốn nhiều hơn.
Riêng dòng HK thì dành cho ép xung (overlocking).
Dòng MQ ở thế hệ 4 sở hữu 8MB cache và Graphics Base frequency lên đến 400MHz. Các thế hệ sau Intel không phát triển dòng MQ cho Laptop nữa.
Dòng U
Ví dụ: Intel® Core™ i7-7660U
Dòng U là xong thông dụng nhất trong tất cả các CPU cho laptop. Với 2 nhân và 4 luồng xử lý, nó sẽ hoàn thành xuất sắc các tác vụ không đòi hỏi hiệu năng xử lý quá cao. Vì là dòng chip rút gọn để tiết kiệm pin nên nó tiêu thụ điện năng thấp và lượng nhiệt tỏa ra cũng không đáng kể.
Nhược điểm: Hiệu năng không cao nên không dùng để chơi game hay đồ họa.
Dòng Y (Intel Core m)
Ví dụ: Intel® Core™ m3-7Y32
Là dòng chip dành cho các thiết bị di động, không cần quạt tản nhiệt, tiêu thu điện năng thấp giúp kéo dài thời gian sử dụng pin. Nó phù hợp với các laptop có thiết kế siêu mỏng, phục vụ cho những khách hàng có nhu cầu di chuyển liên tục.
Nhược điểm: Hiệu năng thấp.
Dòng Pentium/Celeron
Ví dụ: Intel® Pentium® Processor N4200
Là dòng chip giá rẻ của Intel, đáp ứng các nhu cầu cơ bản như lướt web, nghe nhạc, xem phim, soạn thảo văn bản.
Nhược điểm: Hiệu năng thấp
Dòng Atom
Ví dụ: Intel Atom® Processor N2800
Là dòng chip rẻ nhất của Intel, nó dùng cho các máy laptop siêu rẻ, gọn nhẹ. Ưu điểm của Atom là tiêu thụ rất ít điện năng, lượng nhiệt tỏa ra không đáng kể.
Nhược điểm: Hiệu suất rất thấp.
Ngoài các dòng trên còn có Intel Xeon cho các máy trạm di động, tuy nhiên đối với người dùng bình thường thì có thể không quan tâm đến dòng này cũng không sao.