Sử dụng lệnh Fdisk trên Linux

Nói về việc phân vùng ổ thì hầu như bất kì một quản trị hệ thống nào cũng phải biết đến, bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng công cụ Fdisk để phân vùng ổ đĩa trên hệ thống Linux.

Giới thiệu về công cụ Fdisk

Fdisk là một ứng dụng chạy ở chế độ dòng lệnh cho phép xem và quản lý các phân vùng ổ cứng cho các dòng máy chạy hệ điều hành Linux.
Trên các hệ điều hành Ubuntu, Linux Mint hoặc một số biến thể Ubuntu khác, ứng dung fdisk khi chạy cần phải sử dụng ở chế độ root hoặc dưới đặc quyền sudo.

Hướng dẫn sử dụng Fdisk

Liệt kê các phân vùng

Để liệt kê các phân vùng, bạn chạy lệnh sudo fdisk -l. Lệnh này sẽ liệt kê tất cả các phân vùng của tất cả các ổ cứng có trong hệ thống.

Để liệt kê các phân vùng trong một ổ cứng chỉ định, bạn chạy lệnh sudo fdisk -l /dev/sda. Tức là bạn thêm đường dẫn tới ổ cứng muốn xem ở cuối dòng lệnh.

Lưu ý: Không nên tác động tới các phân vùng đang được sử dụng hoặc đã có dữ liệu. Việc này có thể làm hỏng hệ điều hành hoặc mất dữ liệu của bạn.

Truy cập công cụ Fdisk

Để truy cập công cụ fdisk bạn gõ lệnh sudo fdisk /dev/sda
Lưu ý, bạn phải chỉ rõ cho fdisk biết mình muốn tác động vào ổ đĩa nào trước khi truy cập công cụ.

Xem giúp đỡ về các tùy chọn của công cụ:

Từ màn hình của công cụ Fdisk, bạn gõ m để xem trợ giúp.

Xem chi tiết thông tin các phân vùng trên ổ đĩa

Để xem chi tiết thông tin các phân vùng trên ổ đĩa, bạn gõ p.

Xóa phân vùng trên ổ đĩa

Để xóa phân vùng trên ổ đĩa, bạn gõ d.

Bạn sẽ được hỏi số thứ tự của phân vùng bạn muốn xóa (bạn có thể xem thông tin này thông qua lệnh p). Ví dụ, nếu muốn xóa phân vùng /dev/sda5, bạn gõ 5 (như trong hình).

Sau khi xóa, bạn có thể gõ p để xem các phân vùng hiện tại còn trên ổ đĩa. Như hiện tại, phân vùng đã bị xóa, tuy nhiên fdisk chưa ghi các thay đổi này lên địa cho tới khi bạn gõ lệnh w.

Tạo phân vùng mới

Để tạo phân vùng mới, bạn gõ lệnh n.

Bạn có thể tạo một phân vùng logic hoặc primary (chọn l để tạo phân vùng logic và p để tạo phân vùng primary) Một ổ đĩa chỉ có thể có tối đa 4 phân vùng primary, số phân vùng logic thì không giới hạn.

Tiếp theo, bạn cần chỉ định sector bắt đầu cho phân vùng. Gõ Enter để chấp nhận sector mặc định, thông thường nó là sector rảnh đầu tiên của ổ đĩa.

Tùy chọn cuối cùng cần bạn chỉ ra sector cuối cùng cho phân vùng trên đĩa. Nếu muốn sử dụng toàn bộ không gian ổ đĩa, bạn chỉ cần chấp nhận giá trị mặc định của dòng lệnh bằng cách gõ Enter. Bạn cũng có thể chỉ ra kích thước ổ đĩa thay vì nhập số sector, ví dụ nhập +5G để tạo một phân vùng có dung lượng 5G (có thể chọn M,G tương ứng với MB và GB). Nếu khong chỉ ra một đơn vị tính sau dấu +, fdisk sẽ cói nó là số sector. Ví dụ, nếu nhập +10000 thì sector cuối cùng cho phân vùng sẽ là 10000.

System ID

Lệnh t được sử dụng để xem các chỉ số tương ứng của phân vùng.

Lệnh L được dùng để xem danh sách các định dạng ổ đĩa mà công cụ hỗ trợ.

Nhập số tương ứng với phân vùng cần chọn, ví dụ gõ 82 để chọn phân vùng swap:

Ghi lại các thay đổi

Sau khi thao tác với ổ đĩa, bạn cần ghi lại các thay đổi để có hiệu lực. Bạn chạy lệnh w để tiến hành ghi lại thay đổi lên ổ đĩa.

Nếu không chạy lệnh w mà sử dụng lệnh q, mọi thay đổi của bạn se bị hủy bỏ.

Định dạng phân vùng

Lưu ý, sau khi chạy lệnh fdisk, bạn nên khởi động lại hệ thống đồng thời chạy lệnh partprobe. Bởi vì thường thì sau khi có một phân vùng được tạo ra, bạn sẽ thấy tên tập tin thiết bị tương ứng với phân vùng đó hiện ra trong thư mục /dev/mapper/. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó bạn có thể không thấy tên tập tin thiết bị tương ứng được tạo ra sau khi sử dụng lệnh fdisk. Lệnh partprobe sẽ giải quyết vấn đề này.

Sau khi tạo phân vùng, bạn cần định dạng lại phân vùng trước khi sử dụng. Bạn có thể thực hiện bằng cách sử dụng lệnh mkfs tương ứng. Ví dụ, lệnh sau được sử dụng để định dạng lại phân vùng theo định dạng ext4:

sudo mkfs.ext4 /dev/sda5

Hoặc để tạo phân vùng swap thì chạy lệnh sau:

sudo mkswap /dev/sda4

Nguồn